Hỗ trợ trực tuyến

Ls. Nguyễn Văn Việt

Ls. Doanh nghiệp

Ls. Nguyễn Văn Việt skype logo

Download Văn bản

download van ban phap luat

Sơ đồ đường đi

 dia chi Công ty Luật VIKO & Cộng sự

Đăng nhập



Thống kê truy cập VIKO

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay397
mod_vvisit_counterHôm qua772
mod_vvisit_counterTuần này3575
mod_vvisit_counterTuần trước5629
mod_vvisit_counterTháng này19105
mod_vvisit_counterTháng trước27240
mod_vvisit_counterTổng cộng2371391
Visitors Counter

Deprecated: Function ereg() is deprecated in /home/vkolawcom/public_html/plugins/content/extranews.php on line 142
Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ - Logo Công ty

 

 Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu cố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

alt

Khả năng phân biệt của Nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ được công nhận là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

-       Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu qui định tại khoản 2 Ðiều này;

-       Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia);

-       Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn về nhãn hiệu hàng hoá được nộp theo các Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia);

-       Không trùng hoặc không tương tự tới mực gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ những thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu hàng hoá không được sự dụng theo qui định tại điểm c) khoản 2 Ðiệu 28 Nghị định 63/CP;

-       Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo điều 6bis Công ước Paris) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi;

-       Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoà đã được bảo hộ;

-       Không trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn;

-       Không trùng với hình tượng nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép.

Dấu hiệu loại trừ

Các dấu hiệu sau đây không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá:

-       Dấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ; chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi;

-       Dấu hiệu, biểu tượng qui ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi thường xuyên, nhiều người biết đến;

-       Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ cảu hàng hoá, dịch vụ;

-       Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ;

-       Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của Việt Nam, nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế;

-       Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép.

Tiêu chuẩn lựa chọn nhãn hiệu

Dễ nhớ: thành tố nhãn hiệu dễ nhớ sẽ thúc đẩy nhận biết và gợi nhớ nhãn hiệu trong các tình huống mua sắm hoặc tiêu dùng. Các thành tố nhãn hiệu cần bổ sung cho nhau, củng cổ lẫn nhau.

Có ý nghĩa: Thành tố nhãn hiệu cần bao hàm ý nghĩa gắn với các liên hệ nhãn hiệu. Ý nghĩa có thể mang nội dung mô tả hoặc thuyết phục. Hai chiều kích của ý nghĩa nhãn hiệu nói trên thể hiện các thông tin chung về chủng loại sản phẩm và các thông tin đặc thù về các thuộc tính và lợi ích của nhãn hiệu. Sản phẩm càng có ít giá trị hữu hình thì càng cần các thành tố thương hiệu có tính sáng tạo để nhấn mạnh những đặc tính vô hình của nhãn hiệu.

Dễ chuyển đổi: tính dễ chuyển đổi được xét cả về chủng loại sản phảm và về địa lý. Thành tố nhãn hiệu có thể linh động chuyển đổi trong một loại và giữa các chủng loại sản phẩm, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau;

Dễ thích nghi: Theo thời gian, do sự thay đổi về giá trị và ý kiến của khách hàng, hoặc do nhu cầu theo kịp thời đại mà cần phảI cập nhật các thành tố thương hiệu. Thành tố thương hiệu càng linh hoạt càng dễ dàng cập nhật và hiện đại hoá.

Dễ được bảo hộ: ngoài yếu tố đáp ứng yêu cầu bảo hộ theo pháp luật quốc gia, thành tố nhãn hiệu còn phải đáp ứng và phù hợp với yêu cầu bảo hộ trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến khả năng bảo hộ trong cạnh tranh. Trên thực tế, pháp luật chỉ bảo hộ một số đối tượng như nhãn hiệu, logo, kiểu dáng, còn những thành tố trìu tượng hơn rất khó có khả năng bảo hộ như khẩu hiệu, đoạn nhạc... Vì thế, các đối thủ đi sau rất có thể bắt chước và triển khai thành công hơn.

Công ty Luật VIKO & Cộng sự sẽ cung cấp Dịch vụ tư vấn Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa/ Dịch vụ, bao gồm:

1.  Tư vấn trước trước khi đăng ký bảo hộ:

-       Tư vấn về khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ của cá nhân, Doanh nghiệp cung cấp;

-       Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của Doanh nghiệp cung cấp có trùng hay nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ của Doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh không.

2.  Tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa/ Dịch vụ:

-       Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ.

-       Thực hiện các thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

-       Theo dõi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa/Dịch vụ tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

-       Nhận Văn bằng bảo hộ.

3.  Tư vấn sau khi Doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ:

-       Tư vấn định hướng xây dựng thương hiệu;

-       Tư vấn bảo đảm quyền sở hữu của Doanh nghiệp đối với thương hiệu;

-       Cung cấp Văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của Doanh nghiệp.


Liên hệ: PHÒNG TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CÔNG TY LUẬT VIKO & CỘNG SỰ

 

Địa chỉ: Số 89 Phố Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 3538 1438  – Máy lẻ: 103     *     Fax: (04) 3564 1474           

Đường dây nóng: 0902.16 55 66

Email:   Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.      *     Website: www.luatviko.com    -   www.vkolaw.com