Hỗ trợ trực tuyến

Ls. Nguyễn Văn Việt

Ls. Doanh nghiệp

Ls. Nguyễn Văn Việt skype logo

Download Văn bản

download van ban phap luat

Sơ đồ đường đi

 dia chi Công ty Luật VIKO & Cộng sự

Đăng nhập



Thống kê truy cập VIKO

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay639
mod_vvisit_counterHôm qua1036
mod_vvisit_counterTuần này5564
mod_vvisit_counterTuần trước4725
mod_vvisit_counterTháng này21353
mod_vvisit_counterTháng trước21479
mod_vvisit_counterTổng cộng2395118
Visitors Counter

Deprecated: Function ereg() is deprecated in /home/vkolawcom/public_html/plugins/content/extranews.php on line 142
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Theo Thông báo số 05/2006 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, ngày 11 tháng 4 năm 2006 Việt Nam đã nộp Văn kiện gia nhập Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (Nghị định thư Madrid) và Nghị định thư Madrid sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2006. Như vậy, kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2006, Việt Nam sẽ chính thức là thành viên của cả hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu bao gồm Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid (Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid từ năm 1949). Tính đến nay, tổng số các nước thành viên của hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 78 quốc gia.

Từ ngày 11 tháng 7 năm 2006, mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam là chủ sở hữu các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam đều có quyền nộp Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Trong Đơn đăng ký quốc tế cần chỉ rõ các nước thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn sẽ được coi là ngày nhận Đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được Đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên Nghị định thư. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.